Tháng Mười Một 7, 2023
[Bài viết này được thực hiện trước khi Nghị định 13/2023/NĐ-CP ban hành nên nhiều nội dung chỉ mang tính tham khảo]
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế là chủ trương đang được Đảng và Chính phủ khuyến khích đẩy mạnh thực hiện ở nước ta. Thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có việc cho phép khách hàng mở tài khoản hoàn toàn trực tuyến thông qua phương thức định danh điện tử (eKYC).
KYC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Know Your Customer” hay “Know Your Client”, tạm dịch là hiểu khách hàng của bạn. Trong hoạt động ngân hàng, đây là quá trình ngân hàng xác minh danh tính khách hàng khi mở tài khoản và trong quá trình giao dịch, kinh doanh với khách hàng.
KYC giúp ngân hàng có cơ sở để đảm bảo rằng khách hàng là có thật, đồng thời quản lý, giám sát họ tốt hơn; từ đó giúp ngân hàng chống lại việc gian lận, tham nhũng, rửa tiền và tài trợ khủng bố. Nếu ngân hàng không xác minh danh tính khách hàng và khách hàng đó phạm tội liên quan đến tài chính như rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố thì ngân hàng có thể phải đối mặt với việc bị xử phạt và tổn hại danh tiếng. Trên hết, quy trình KYC hiệu quả giúp bảo vệ ngân hàng khỏi những gian lận và tổn thất liên quan đến các khoản tiền và giao dịch bất hợp pháp.
Tuy nhiên, KYC cũng có những bất cập như quy trình phức tạp, thời gian thực hiện lâu gây tốn kém chi phí cho các ngân hàng và mang đến trải nghiệm khó chịu cho khách hàng khi phải thực hiện các thủ tục giao dịch.
Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng, các quy trình KYC có thể khác nhau nhưng nhìn chung, chúng đều có mục tiêu tương tự nhau là thu thập và xác minh dữ liệu. Cụ thể, KYC thường gồm 3 quy trình:
Quy trình này bao gồm việc thu thập thông tin và xác minh dữ liệu khách hàng. Đối với các ngân hàng, bước nhận dạng khách hàng này thường được áp dụng trong quá trình đăng ký tài khoản. Sau khi khách hàng cung cấp thông tin, ngân hàng sẽ đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp với cơ sở dữ liệu của mình hoặc của bên thứ ba để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin.
Sau khi xác minh danh tính khách hàng, ngân hàng sẽ tìm hiểu khách hàng sâu hơn bằng cách kiểm tra lý lịch khách hàng nhằm đánh giá rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải và khả năng họ tham gia vào hoạt động tham nhũng hoặc hoạt động bất hợp pháp, từ đó đưa ra dự đoán về tài khoản của khách hàng trong tương lai gần. Nếu khách hàng có lịch sử gian lận tài chính trong quá khứ hoặc đang bị điều tra, khách hàng sẽ bị ngân hàng chú ý trong quá trình kiểm tra lý lịch.
Việc giám sát liên tục nhằm đảm bảo thông tin của khách hàng được cập nhật và cho phép hệ thống liên tục xem xét các giao dịch đáng ngờ. Tùy thuộc vào việc xác minh thông tin, ngân hàng có thể tạm ngưng tài khoản của khách hàng đáng nghi và báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 năm 2022 (“Luật Phòng, chống rửa tiền”) có hiệu lực từ ngày 01/3/2023, ngân hàng phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 5 Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền, ngân hàng phải nhận biết khách hàng:
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 5 Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền, ngân hàng phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có tổng giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày. Giao dịch không thường xuyên là giao dịch thực hiện bởi khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản, ví điện tử giao dịch sau thời gian 6 tháng không thực hiện bất kỳ giao dịch nào.
Khi thuộc một trong các trường hợp trên, ngân hàng phải thu thập thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm:
Ngân hàng phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng nhằm bảo đảm các giao dịch mà khách hàng đang tiến hành phù hợp với các thông tin về khách hàng trong hồ sơ hiện có, những thông tin đã biết về khách hàng, hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro về rửa tiền và nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Ngân hàng sử dụng các tài liệu, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm:
Ngân hàng có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khác hoặc bên thứ ba để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp.
Ngân hàng có thể thuê tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, trừ trường hợp nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba. Việc thuê tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng thực hiện theo thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật có liên quan. Ngân hàng phải bảo đảm tổ chức được thuê bảo mật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh thông tin nhận biết khách hàng của tổ chức được thuê.
Ngân hàng có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba và bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Trường hợp bên thứ ba là tổ chức tài chính và có công ty mẹ là tổ chức tài chính, ngân hàng phải bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu nêu trên và công ty mẹ của bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu về nhận biết khách hàng, cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền hoặc các khuyến nghị liên quan của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp công ty mẹ của tổ chức tài chính là tổ chức nước ngoài và phải được áp dụng, kiểm soát trong toàn hệ thống; áp dụng các chính sách để giảm thiểu rủi ro đối với các lĩnh vực có rủi ro cao về rửa tiền. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm về kết quả nhận biết khách hàng của bên thứ ba.
Để có thể mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, khách hàng cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 02/2019/TT-NHNN, Thông tư số 16/2020/TT-NHNN (“Thông tư 23/2014/TT-NHNN”).
Khi đăng ký mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, các tổ chức, cá nhân cần cung cấp một số thông tin theo quy định của pháp luật và ngân hàng để ngân hàng có thể xác minh danh tính của khách hàng. Cụ thể, theo quy định tại Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-NHNN:
Sau khi nhận được hồ sở mở tài khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng phải kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản. Nếu các giấy tờ trong hồ sơ chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ hoặc không khớp với thông tin kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán thì ngân hàng thông báo cho khách hàng để hoàn thiện hồ sơ. Nếu các giấy tờ tại hồ sơ đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, khớp với thông tin kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán thì ngân hàng tiến hành việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh.
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, ngân hàng tiến hành giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng như sau:
– Đối với chủ tài khoản thanh toán của cá nhân: ngân hàng phải gặp mặt trực tiếp khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật của khách hàng (đối với trường hợp mở tài khoản thông qua người đại diện theo pháp luật) để giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 4, 6 Điều 14 và Điều 14a Thông tư 23/2014/TT-NHNN.
– Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức: ngân hàng được gặp mặt hoặc không gặp mặt trực tiếp người đại diện hợp pháp của khách hàng khi giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp người đại diện hợp pháp của khách hàng, ngân hàng phải áp dụng các biện pháp phù hợp để xác minh sự chính xác về chữ ký, dấu (nếu có), chứng thư số (nếu có) của người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trên thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán và đảm bảo sự khớp đúng với chữ ký, dấu (nếu có), chứng thư số (nếu có) của người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (“Thông tư 39/2016/TT-NHNN”), khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải nộp cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn, bao gồm:
Một số tài liệu ngân hàng thường yêu cầu khách hàng có nhu cầu vay vốn phải cung cấp bao gồm[1]:
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của ngân hàng, ngân hàng tiến hành thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng để xem xét quyết định cho vay. Trong quá trình thẩm định, ngân hàng được sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kết hợp với các thông tin tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, các kênh thông tin khác.
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm (“Thông tư 48/2018/TT-NHNN”), người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của ngân hàng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình. Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.
Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu trong trường hợp thay đổi chữ ký mẫu hoặc chưa có chữ ký mẫu được lưu tại ngân hàng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký gửi tiền tiết kiệm của khách hàng, ngân hàng đối chiếu, cập nhật các thông tin người gửi tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Sau khi hoàn thành các thủ tục nêu trên, ngân hàng thực hiện việc nhận tiền gửi tiết kiệm và giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền.
eKYC, viết tắt của cụm từ tiếng Anh – Electronic Know Your Customer, nghĩa là định danh khách hàng bằng phương thức điện tử. Trong lĩnh vực ngân hàng, eKYC là một quy trình nhằm xác định, định danh khách hàng khi tham gia vào các dịch vụ tài chính như mở tài khoản, rút tiền, gửi tiền… bằng phương thức điện tử. Nhiều ngân hàng hiện đã và đang chuyển từ KYC sang eKYC. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng, eKYC hiện chỉ đang áp dụng để xác thực khách hàng khi mở mới tài khoản; hầu hết các dịch vụ khác, chẳng hạn như tín dụng, khách hàng vẫn cần ra quầy giao dịch để thực hiện KYC.
Trong khi KYC được thực hiện tại một địa điểm cụ thể như quầy giao dịch của ngân hàng thì eKYC được thực hiện trên nền tảng online, chỉ cần thao tác qua điện thoại thông minh có kết nối internet mà không cần trực tiếp gặp mặt nhân viên giao dịch. Ngoài ra, eKYC là quy trình hoàn toàn tự động. eKYC sẽ định danh trực tuyến bằng phương thức điện tử như xác thực sinh trắc học, nhận diện khách hàng qua AI, đối chiếu thông tin cá nhân được liên thông với cơ sở dữ liệu tập trung định danh khách hàng… thông qua việc đối soát mẫu vân tay trên CMND/CCCD và dấu vân tay thực của khách hàng.
Đối với khách hàng, eKYC giúp khách hàng giảm thời gian và công sức khi mở tài khoản. Theo đó, khách hàng có thể mở tài khoản, mở thẻ ngân hàng qua điện thoại di dộng mà không cần xếp hàng chờ đợi tại quầy giao dịch, không bị giới hạn về thời gian và không gian.
Đối với ngân hàng, eKYC giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất làm việc và tạo điều kiện cho ngân hàng phục vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn. Trong thời đại công nghệ 4.0, eKYC được xem là một trong những giải pháp được ngân hàng áp dụng nhằm thu hút khách hàng. Đồng thời, công nghệ áp dụng để thực hiện eKYC cũng giúp giảm sai sót trong quá trình nhập liệu, dễ dàng phát hiện những giấy tờ giả khó phát hiện bằng mắt thường.
Thông thường, quy trình eKYC thường gồm 3 bước:
Để đảm bảo tính bảo mật cho khách hàng, eKYC sử dụng một số hình thức như:
Thực tế việc định danh điện tử tại Việt Nam đã được bật đèn xanh từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2019/NĐ-CP cho phép tổ chức tài chính quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng trong lần đầu thiết lập mối quan hệ. Tuy nhiên, Nghị định này mới chỉ đề cập đến nguyên tắc bằng việc đặt ra yêu cầu tổ chức tài chính phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng khi không gặp mặt trực tiếp. Mãi đến khi Thông tư số 16/2020/TT-NHNN và Thông tư số 17/2021/TT-NHNN được ban hành thì mới có hướng dẫn tương đối rõ ràng về eKYC trong lĩnh vực ngân hàng.
Cụ thể, Điều 14a Thông tư 16/2020/TT-NHNN và Điều 10a Thông tư 17/2021/TT-NHNN đã quy định về việc mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử và việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử như sau:
Ngân hàng thực hiện mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ bằng phương thức điện tử phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định của Thông tư, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm tối thiểu các bước như sau:
Việc ban hành các thông tư ngày đã xác lập cơ chế pháp lý giải quyết các rủi ro trong việc mở tài khoản thanh toán hoàn toàn bằng phương thức điện tử.
Thứ nhất, để giải quyết rủi ro mạo danh, các Thông tư yêu cầu ngân hàng phải có giải pháp công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên giấy tờ tùy thân hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi tổ chức tín dụng khác hoặc bởi tổ chức được cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử. Quy trình của ngân hàng phải đảm bảo khách hàng thực hiện giao dịch trên tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức điện tử là chủ tài khoản thanh toán đó, ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin. Trường hợp có dấu hiệu mạo danh, ngân hàng phải xây dựng các giải pháp tự động để từ chối hoặc dừng giao dịch, tạm khóa hoặc phong tỏa tài khoản thanh toán và tiến hành xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng.
Để giải quyết rủi ro trong eKYC, đặc biệt là rủi ro mạo danh, hai yếu tố nền tảng và quan trọng nhất là công nghệ thu thập dữ liệu, xác minh và cơ sở dữ liệu đối chiếu thông tin thu thập được. Về mặt này, NHNN đã trao quyền chủ động cho các ngân hàng tự lựa chọn và áp dụng giải pháp công nghệ cũng như cơ sở dữ liệu đối chiếu và tự chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó, để kiểm soát nguồn dữ liệu định danh, NHNN giới hạn đối tượng khách hàng. Theo đó, không áp dụng mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài, người chưa đủ 18 tuổi, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Thứ hai, nhằm bảo mật thông tin của khách hàng và đảm bảo quyền riêng tư, NHNN yêu cầu các thông tin, dữ liệu trong quá trình định danh và giao dịch phải được lưu trữ an toàn, bảo mật, được sao lưu dự phòng.
Thứ ba, để giảm thiểu rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố, NHNN đặt ra các biện pháp giới hạn khả năng sử dụng của tài khoản. Theo đó, ngân hàng phải căn cứ điều kiện công nghệ để đánh giá rủi ro và xác định hạn mức giao dịch cũng như phạm vi sử dụng của tài khoản. Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách khác nhau nhưng đảm bảo tổng hạn mức giá trị giao dịch (ghi Nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng[2].
Hiện nay, ở Việt Nam, eKYC mới chỉ được áp dụng trong hoạt động nhận diện và xác minh khách hàng khi mở tài khoản thanh toán và phát hành thẻ bằng phương thức điện tử và còn nhiều hạn chế. Các cơ quan quản lý nhà nước đã và đang nghiên cứu mở rộng việc áp dụng eKYC trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể, ngày 17/10/2022, NHNN đã ban hành Công văn số 7262/NHNN-TT về việc nghiên cứu ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trong một số hoạt động ngân hàng. Theo đó, NHNN chỉ đạo các ngân hàng nghiên cứu kết nối, sử dụng tài khoản định danh điện tử của khách hàng (qua ứng dụng VNelD) để xác thực khách hàng đối với việc mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng của khách hàng cá nhân. Ngoài ra, NHNN còn xác định việc nghiên cứu, triển khai một số giải pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng như: tích hợp thư viện nhúng trên ứng dụng ngân hàng di động của ngân hàng để đối chiếu, xác thực thông tin lưu trữ trên CCCD gắn chip với thông tin khách hàng; kết nối với nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đối chiếu, xác thực khách hàng.
Đối với các tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng đã được mở bằng phương thức điện tử (eKYC), NHNN chỉ đạo các ngân hàng cần tăng cường các giải pháp kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng, đảm bảo khách hàng thực hiện giao dịch là chủ tài khoản thanh toán/chủ thẻ theo đúng quy định tại Thông tư 23/2014/TT-NHNN và Thông tư 19/2016/TT-NHNN.
Đối với các giao dịch thanh toán có giá trị lớn, giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ hoặc khách hàng có mức độ rủi ro cao theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, ngân hàng cần nghiên cứu, áp dụng các giải pháp đối chiếu, xác thực khách hàng với dữ liệu CCCD, nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với hoạt động cho vay các khoản lẻ nhỏ, ngân hàng cần nghiên cứu phương án và lộ trình triển khai các giải pháp đối chiếu, xác thực khách hàng với dữ liệu CCCD, kết nối với nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác các thông tin của khách hàng (như thuế, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp,…) trong quá trình thẩm định khách hàng để xem xét quyết định cho vay, tạo thuận lợi triển khai hoạt động cho vay qua sử dụng các phương tiện điện tử.
Mặt khác, các ngân hàng cần tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro trong quá trình khách hàng thực hiện giao dịch trên tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, đặc biệt các tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) theo chỉ đạo của NHNN tại Công văn 5865/NHNN-TT và các văn bản chỉ đạo khác.
Trường hợp khách hàng sử dụng thiết bị di động khác (với thiết bị đã đăng ký ứng dụng ngân hàng di động) để thực hiện giao dịch, ngân hàng phải tiến hành xác thực lại khách hàng như xác thực khách hàng lần đầu, trong đó ưu tiên áp dụng giải pháp xác thực khách hàng bằng yếu tố sinh trắc học (nếu đã có dữ liệu sinh trắc học của khách hàng).
PrivacyCompliance cung cấp các giải pháp đảm bảo tuân thủ dữ liệu cá nhân, đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân, xây dựng hồ sơ đánh giá tác động, hồ sơ chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài. |
© PrivacyCompliance. Mr.N, Đoàn Minh Phương
[1]https://www.bidv.com.vn/bidv/bidv-blog/tin-dung/vay-ngan-hang-can-nhung-gi-dieu-kien-thu-tuc-vay-von-tai-bidv
[2] ThS. Lưu Minh Sang, Lê Thị Thùy Dương (2022), Nhận diện rủi ro đối với hoạt động định danh khách hàng điện tử (eKYC) trong hoạt động ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, https://tapchinganhang.gov.vn/nhan-dien-rui-ro-doi-voi-hoat-dong-dinh-danh-khach-hang-dien-tu-ekyc-trong-hoat-dong-ngan-hang.htm (truy cập ngày 07/1/2023)
Bảo mật thông tin trong khám, chữa bệnh tại Việt Nam Bảo mật thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh là một vấn đề vô cùng quan trọng. Việc rò rỉ thông tin của bệnh nhân sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bệnh và khiến họ phải gánh chịu nhiều […]
Learn more
Bảo vệ thông tin người dùng trong mua sắm trực tuyến Sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mua sắm trực tuyến, cùng với ảnh hưởng dây chuyền từ sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 khiến cho hoạt động mua sắm truyền thông đang dần bị thay thế bởi loại hình mua […]
Learn more
Trách nhiệm hình sự về xâm phạm quyền riêng tư Quyền riêng tư là một trong những quyền pháp định quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Do đó, hành vi xâm phạm quyền riêng tư là hành vi vi phạm pháp luật […]
Learn more